Bài đăng nổi bật

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2019

Sẽ thay sách giáo khoa từ năm 2020


          Bộ GD-ĐT vừa tổ chức họp báo công bố về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới với việc áp dụng thực hiện chính thức từ năm học 2020 -2021 với lớp 1, thay vì năm học 2019-2020 như dự kiến trước đó.




          Tại buổi họp báo, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) cho biết: ngày 26.12.2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT.
Thông tư này nêu rõ  về lộ trình áp dụng chương trình mới như sau: năm học 2020 -2021 đối với lớp 1; năm học 2021 -2022 với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022 -2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023 -2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024 -2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
          Chương trình môn học và hoạt động giáo dục là văn bản xác định vị trí, vai trò môn học và hoạt động giáo dục trong thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu và yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục cốt lõi của môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học hoặc cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và mỗi cấp học, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục của môn học và hoạt động giáo dục.
          Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng những năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh.

          Ông Vũ Đình Chuẩn cũng cho biết Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm chương trình tổng thể (khung chương trình), các chương trình môn học và hoạt động giáo dục.
          Chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
          Nội dung giáo dục ở cấp tiểu học bao gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (tiếng Việt; toán; đạo đức; ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); tự nhiên và xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); lịch sử và địa lí (ở lớp 4, lớp 5); khoa học (ở lớp 4, lớp 5); tin học và công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); giáo dục thể chất; nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật); hoạt động trải nghiệm) và 2 môn học tự chọn tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2). Thời lượng giáo dục 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút (có hướng dẫn cho các trường chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày).
          Nội dung giáo dục cấp Trung học cơ sở bao gồm 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (ngữ văn; toán; ngoại ngữ 1; giáo dục công dân; lịch sử và địa lí; khoa học tự nhiên; công nghệ; tin học; giáo dục thể chất; nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật); hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; nội dung giáo dục của địa phương) và 2 môn học tự chọn (tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2). Thời lượng giáo dục1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày).
          Nội dung giáo dục cấp Trung học phổ thông gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (ngữ văn; toán; ngoại ngữ 1; giáo dục thể chất; giáo dục quốc phòng và an ninh; hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; nội dung giáo dục của địa phương); 2 môn học tự chọn (tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2); 5 môn học lựa chọn từ 3 nhóm môn học (mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học): Nhóm môn khoa học xã hội (lịch sử, địa lí, giáo dục kinh tế và pháp luật); Nhóm môn khoa học tự nhiên (vật lí, hoá học, sinh học); Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật (công nghệ, tin học, nghệ thuật). Thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày). 
Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp tiểu học
Nội dung giáo dục
Số tiết/năm học
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
Môn học bắt buộc
Tiếng Việt
420
350
245
245
245
Toán
105
175
175
175
175
Ngoại ngữ 1


140
140
140
Đạo đức
35
35
35
35
35
Tự nhiên và Xã hội
70
70
70


Lịch sử và Địa lí



70
70
Khoa học



70
70
Tin học và Công nghệ


70
70
70
Giáo dục thể chất
70
70
70
70
70
Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
70
70
70
70
70
Hoạt động giáo dục bắt buộc
Hoạt động trải nghiệm
105
105
105
105
105
Môn học tự chọn
Tiếng dân tộc thiểu số
70
70
70
70
70
Ngoại ngữ 1
70
70



Tổng số tiết/năm học (không kể các môn học tự chọn)
875
875
980
1050
1050
Số tiết trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn)
25
25
28
30
30

Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học cơ sở
Nội dung giáo dục
Số tiết/năm học
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Môn học bắt buộc
Ngữ văn
140
140
140
140
Toán
140
140
140
140
Ngoại ngữ 1
105
105
105
105
Giáo dục công dân
35
35
35
35
Lịch sử và Địa lí
105
105
105
105
Khoa học tự nhiên
140
140
140
140
Công nghệ
35
35
52
52
Tin học
35
35
35
35
Giáo dục thể chất
70
70
70
70
Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
70
70
70
70
Hoạt động giáo dục bắt buộc




Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
105
105
105
105
Nội dung giáo dục của địa phương
35
35
35
35
Môn học tự chọn
Tiếng dân tộc thiểu số
105
105
105
105
Ngoại ngữ 2
105
105
105
105
Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn)
1015
1015
1032
1032
Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn)
29
29
29,5
29,5

Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông
Nội dung giáo dục
Số tiết/năm học/lớp
Môn học bắt buộc

Ngữ văn
105
Toán
105
Ngoại ngữ 1
105
Giáo dục thể chất
70
Giáo dục quốc phòng và an ninh
35
Môn học lựa chọn
Nhóm môn khoa học xã hội
Lịch sử
70
Địa lí
70
Giáo dục kinh tế và pháp luật
70
Nhóm môn khoa học tự nhiên
Vật lí
70
Hoá học
70
Sinh học
70
Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật
Công nghệ
70
Tin học
70
Âm nhạc
70
Mĩ thuật
70
Chuyên đề học tập lựa chọn (3 cụm chuyên đề)
105
Hoạt động giáo dục bắt buộc
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
105
Nội dung giáo dục của địa phương
35
Môn học tự chọn
Tiếng dân tộc thiểu số
105
Ngoại ngữ 2
105
Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn)
1015
Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn)
29

 Theo: thanhnien.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét